Hệ thống cơ điện trong công trình

08:03:00 18/03/2016

Trong hệ thống cơ điện M&E (Mechanical & Electrical), có rất nhiều hạng mục trong đó bao gồm hệ thống điện hay còn gọi là điện nặng (Electrical) và hệ thống điện nhẹ ELV (Extra Low Voltage systems) là 2 hạng mục quan trọng không thể thiếu trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Hệ thống điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E (tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70-80%).

Các hệ thống này mang lại các lợi ích và tiện dụng rất lớn, đáp ứng được mọi yêu cầu cho người sử dụng và Chủ đầu tư công trình.

Hệ thống điện động lực truyền tải nguồn điện đến các hộ, các phụ tải tiêu thụ điện. Biến năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng để phục vụ mục đích của người sử dụng.

A-Hệ thống điện bao gồm các phần sau đây:

1. Hệ thống điện động lực:

Là hệ thống cấp nguồn chính (Main Power Supply) cho các hộ tiêu thụ điện như các công trình dân dụng và công nghiệp bao gồm:

  • Các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 22kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính MSB (Main Switch Board).
  • Các trạm biến áp, tủ đo lường, đồng hồ điện, cáp trung thế, cáp hạ thế.
  • Các hệ thống các tủ điện phân phối (Submain Power Supply) cấp điện cho động lực, sản xuất, sinh hoạt,... có thể có thêm hệ thống tự động điều chỉnh điện áp AVR (Automatic Voltage Regulator system).
  • Hệ thống công tắc ổ cắm điện (Socket outlet system).

2. Hệ thống máy phát và nguồn dự phòng (Backup Generator system):

Bao gồm: Máy phát điện, bồn dầu, hệ thống bơm dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ ATS, tủ hòa đồng bộ.

Hệ thống aquy dự phòng UPS cho các hộ phụ tải loại 1 như bệnh viện, trung tâm thông tin viễn thông, nhà quốc hội, …

3. Hệ thống điện chiếu sáng (Lighting system):

Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sản xuất kinh doanh, chiếu sáng mỹ thuật, trang trí đô thị, quảng cáo, chiếu sáng đường phố đô thị, …

Hệ thống chiếu sáng chỉ dẫn và chiếu sáng sự cố (Emergency Lighting, Exit Lighting & Sign Boards).

4. Hệ thống thu lôi, thoát sét và tiếp đất (Lightning Protection system):

Hệ thống tiếp đất là tập hợp các vật thể có khả năng dẫn điện ở bất kỳ hình dạng nào (kim loại dạng ống, thanh, dây, tấm hoặc điện cực than chì, ...) được bố trí tiếp xúc trực tiếp với đất và được nối lại với nhau bởi các dây kim loại, tạo với đất sự liên kết về điện, có một điện trở xác định. Các dây nối dẫn điện dùng để nối mạng tiếp đất với các kết cấu kim loại và thiết bị điện cần được tiếp đất cũng là một bộ phận của hệ thống tiếp đất. Hệ thống tiếp đất có thể chia ra nhiều chức năng như: tiếp đất chống sét, tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ.v.v.

Bao gồm: Hệ thống cọc tiếp đất, thanh tiếp đất, hộp kiểm tra, đai đẳng thế, dây dẫn sét, bộ đếm sét kim thu sét, kim thu sét. Việc thiết kế, chọn vật liệu, phương thức tiếp đất cần dựa trên cơ sở tính toán và đặc điểm địa hình cụ thể.

Hệ thống thu lôi thoát sét là nơi đón nhận và làm tiêu tán dòng điện do sét đánh trực tiếp. Mỗi dây dẫn đi xuống đều phải được nối với hệ thống tiếp đất và phải được liên kết tốt về điện. Một hệ thống tiếp đất chống sét tốt sẽ chịu được dòng sét đánh, làm tiêu tán dòng điện một cách nhanh chóng và an toàn. Một yêu cầu quan trọng hàng đầu là hệ thống tiếp đất chống sét trực tiếp là phải có giá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn 10 Ohm.  Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo tiêu tán dòng sét, quá áp và không gây nguy hiểm do điện áp bước gây ra.

5. Hệ thống Đèn báo không:

Bao gồm: Bộ điều khiển, đèn báo không, hệ thống lắp đèn. Hệ thống đèn báo không lắp đặt bắt buộc tại các công trình cao tầng như các tòa nhà, cao ốc, cột Antena …

6. Hệ thống Điện mặt trời (Solar system):

Có thể lắp đặt từ các hộ gia đình cho đến các công trình, tổ hợp các công trình hoặc khu vực dân cư, công nghiệp. Thường lắp đặt tại các đảo, các khu vực xa trung tâm không có mạng lưới điện quốc gia

B- Hệ thống cơ bao gồm các phần sau đây:

1. Hệ thống cấp nước.

Hệ thống cấp nước bên trong (hệ thống cấp nước ăn uống, sinh hoạt, hệ thống cấp nước sản xuất, hệ thống cấp nước chữa cháy) bao gồm: Đường ống dẫn nước vào, hố đồng hồ đo nước, mạng lưới đường ống chính, ống nhánh, ống phân phối nước dẫn đến các dụng cụ vệ sinh, thiết bị sản xuất và thiết bị chữa cháy, … Tuỳ theo lưu lượng của áp lực hệ thống cấp nước bên ngoài, chức năng của công trình và quy trình công nghệ mà hệ thống cấp nước bên trong còn có: máy bơm, két nước áp lực, két nước khí nén, bể chứa nước được bố trí ở bên trong hay ở gần công trình. Ngoài ra, trên đường ống phân phối bố trí hệ thống các van nhằm khống chế (van khóa, van một chiều, van phao), điều tiết lưu lượng (van cân bằng), áp lực (van giảm áp, đồng hồ đo áp lực).

     Hệ thống cấp nước ngoài bao gồm: trạm bơm cấp nước, mạng lưới đường ống chính và ống phân phối, đồng hồ nước.

2. Hệ thống thoát nước.

Nước thải được thu gom từ các thiết bị dùng nước (thiết bị vệ sinh; thiết bị dân dụng khác: máy giặt, máy rửa chén; mương, rãnh thu nước) thông qua hệ thống ống thoát trước khi được thoát ra ngoài. Tùy theo mức độ ô nhiễm của nguồn nước thoát mà nước thải này được xử lý trước khi thải ra cống thoát chung của khu vực.

3. Hệ thống xử lý nước thải

 Toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất sau khi qua bể tự hoại, bể tách dầu mỡ sơ cấp sẽ được thu gom và tập trung về hầm bơm của trạm xử lý nước thải. Tùy theo yêu cầu, mức độ, quy mô của từng dự án mà chọn các phương pháp xử lý cho phù hợp.

     Bao gồm các phương pháp sau:

     - Phương pháp xử lý cơ học: lắng đọng tự nhiên,

     - Phương pháp xử lý sinh học: nhóm vi sinh kỵ khí và hiếu khí,

     - Phương pháp xử lý hóa học: keo tụ, khử trùng,

4. Hệ thống chữa cháy.

Hệ thống PCCC là một trong những hệ thống quan trọng của hệ thống M&E trong bất kỳ công trình nào. Hệ thống PCCC mang lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư, cũng như người sử dụng nhằm bảo vệ và giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Tùy công năng sử dụng của công trình, của khu vực có nguy cơ cháy mà bố trí thiết bị phòng cháy chữa cháy cho phù hợp.

5. Hệ thống điều hòa, thông gió.

Theo chức năng, chế độ hoạt động và yêu cầu về môi trường vi khí hậu, hệ thống điều hòa không khí của các tòa nhà được thiết kế theo một giải pháp tổng thể, có khả năng tạo ra môi trường vi khí hậu thích hợp cho từng khu vực trong tòa nhà, đáp ứng được các tiêu chuẩn thông dụng trên thế giới. Theo quan điểm đó, hệ thống điều hòa không khí cho tòa nhà được thiết kế để đảm bảo những chỉ tiêu cơ bản sau đây:

-  Đảm bảo những thông số nhiệt độ, độ ẩm, độ trong sạch của không khí trong tòa nhà theo tiêu chuẩn tiện nghi của con người trong mọi điều kiện thời tiết. Nhiệt độ và độ ẩm ở các phòng có thể đặt và duy trì ở các mức khác nhau tùy theo yêu cầu của người sử dụng.

-    Lượng không khí sạch do hệ thống điều hòa không khí cung cấp đảm bảo mức tối thiểu 20 ¸ 30m3/h người.

-    Không khí trong tòa nhà được tổ chức thông thoáng hợp lý với mục đích tránh các hiện tượng như không khí từ các khu vệ sinh, ... lan truyền đến nơi khác hoặc không khí nóng ẩm bên ngoài lọt vào tòa nhà gây ra hiện tượng đọng sương trong các phòng.

-    Hệ thống điều hoà không khí có khả năng tự động điều chỉnh công suất theo tải nhiệt thực tế của tòa nhà tại từng thời điểm nhằm mục đích nâng cao hiệu suất của hệ thống và tiết kiệm chi phí vận hành.

-   Các thiết bị của hệ thống có độ tin cậy cao, vận hành đơn giản và thuận tiện khi bảo dưỡng và sửa chữa.

-    Toàn bộ hệ thống được thiết kế, lắp đặt không ảnh hưởng đến nội thất và kiến trúc của công trình. Độ ồn do hệ thống gây ra không ảnh hưởng đến các khu vực của tòa nhà và các khu vực xung quanh.

6. Các hệ thống làm mát (Chiller, Cooling)

 

7. Các hệ thống kỹ thuật khác: GAS, Khí nén

Đánh giá:

3/5 (2 bình chọn)

Ý kiến của bạn

 

Đang xử lý...